NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2019

Dịp nghỉ Tết này, bạn đã chọn được điểm đến cho chuyến du xuân – vừa vãn cảnh thiên nhiên, vừa trải nghiệm những hoạt động vui chơi đậm nét lễ hội chưa? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để tìm được cho mình một địa điểm phù hợp nhé.

MỘC CHÂU

Những ngôi nhà nằm lọt giữa thung lũng hoa mờ trắng xóa là khung cảnh đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu ở Mộc Châu vào dịp Tết Nguyên Đán. Nằm ở Sơn La, cách Hà Nội 190km, miền đất cao nguyên ngày sở hưu cảnh trí thiên nhiên thơ mộng, cùng tiết trời se lạnh, rất phù hợp cho một chuyến du xuân, ngắm cảnh đầu năm.

Mùa xuân là mùa hoa Mộc Châu. Từ trước Tết, hoa mơ, hoa mận đã bắt đầu bung nở, phủ trắng xóa cả một cánh rừng, điểm xuyết sắc hồng nhạt của đào rừng, màu xanh mướt của lá cây – tất cả hòa quyện trong làn sương, đem tới vẻ đẹp mộc mạc đầy mê hoặc và những xúc cảm bình yên, tự do tự tại.

Không chỉ được lạc vào thiên đường của hoa mơ, hoa mận, du khách đến với Mộc Châu mùa này còn rất nhiều điều để khám phá: chụp ảnh ở đồi chè Mộc Sương hình trái tim nổi tiếng, thăm bản Áng với đồi thông, vườn hoa lan, vườn dâu tây, hòa mình vào phong tục đó năm mới ở những bản làng người Thái, người Mông nằm sâu trong núi hay chinh phục đỉnh Pha Luông hùng vĩ.

SAPA

Không rực rỡ, gay gắt như mùa hè, mờ ảo băng giá như mùa đông, mùa xuân ở Sapa mang tới vẻ đẹp dịu dàng, căng tràn sức sống.

Thung lũng hoa Sapa đã lặng ngủ suốt một mùa đông dài, chỉ chờ tiết trời mùa xuân ấm áp cùng ánh nắng dịu nhẹ ngập tràn để vươn lên khoe sắc tỏa hương giữ núi rừng hùng vĩ. Bạn sẽ được chìm đắm trong một không gian sắc màu đang độ tươi mới nhất của hoa đào, hoa mận, hoa lê, hoa lan, hoa hồng, đỗ quyên,…

Những ngày này, Sapa lúc nào cũng rộn ràng tiếng pháo nổ, tiếng trẻ con lanh lảnh, tiếng hò reo, chúc tụng, cổ vũ nhau. Không khí lễ hội cổ truyền luôn rộn ràng để bạn thỏa sức trải nghiệm. Đó là lễ Tết Nhảy vào mùng 1, mùng 2 Tết của người Dao ở Tả Van.

Nếu đi sâu hơn vào các bản làng, bạn có thể sẽ được thưởng thức hương vị những chiếc bánh chưng đen còn nóng hổi hay xôi ngũ sắc mới đồ vẫn còn thơm dẻo. Khách lạ cũng như người quen, đều sẽ được tiếp đón bằng tất cả sự nồng hậu và chân thành.

TRÀNG AN – BÁI ĐÍNH

Được UNESCO công nhận là di sản thể giới, quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình) vừa sở hữu khung cảnh núi rừng trùng điệp, sông nước thơ mông, vừa là nơi toạn lạc của một trong những ngôi chùa cầu tài lộc linh thiêng nhất. Chùa Bái Đính là sự hội tụ của không gian linh thiêng truyền thống và hiện đại, nắm giữ nhiều kỉ lục nhất Việt Nam: ngôi chùa lớn nhất, khuân viên rộng nhất, chuông đồng lớn nhất, tượng Phật Tổ Như Lai lớn nhất, nhiều tượng La Hán nhất.

Vì thế, khoogn có gì khó hiểu khi chùa Bái Đính và khu danh thắng Tràng An thu hút rất đông khách thập phương tới thăm quan, vãn canhrm cầu may mắng – tài lộc, ngay từ ngày mùng Một Tết âm lịch.

Nếu có nhiều thời gian thư thả ở vùng đát thiêng này, bạn có thể đi thuyền dọc theo dòng sông chiêm ngưỡng hang động kỳ ảo, vách núi đá vôi trùng điệp… trong quần thể khu Sinh thái Tràng An và thưởng thức đặc sản ngon nổi tiếng như cơm cháy, thịt dê…

HUẾ

Vùng đất cố đô với những ngôi chùa cổ sẽ là địa điểm lý tưởng cho những người thích hoài cổ, tìm kiếm sự bình yên kiể xưa cũ của những ngày Tết truyền thống.

Đã đến Huế vào Tết Nguyên Đán, không thể không đi lẽ chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… gieo quẻ, xin chữ đầu năm. Nhưng Huế không chỉ có đèn lồng, hoa giăng, mùi nhang thơm thoang thoảng, tiếng chuông ngân khắp các con phố.

Như thường lệ, mùng Hai Tết, người dân từ khắp các thôn lãng sẽ mang những chiếc ghe đủ màu sắc, tập hợp lại ở một quãng sông tham dự lễ hội đua ghe. Cuộc đua kéo dài từ sáng tới tận xế chiều, rộn ràng lời cổ vũ, hò reo 2 bên sông. Ngoài ra, bạn còn có thể tham dự các lễ hội truyền thống khác như Lễ hội cầu ngư ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) và ở Thuận An (huyện Phú Vang), lễ hội đu tiên ở Điền Hòa (huyện Phong Điền) và thị trấn Sịa, xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền); hội vật làng Thủ Lễ ở thị trấn Sịa; lễ hội đền Huyền Trân ở phường An Tây, TP Huế…

PHÚ YÊN

Đến vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” vào dịp Tết Nguyên Đá sẽ là một trải nghiệm thú vị. Mùa xuân chưa phải là mùa du lịch lý tưởng nhất ở Phú Yên, nhưng bù lại, bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố này trong những ngày thời tiết còn dịu nhẹ, mát mẻ, rất hợp lý để thuê xe máy, rong ruổi theo cung đường ven biển vẫn còn nhiều hoang sơ, tự mình tìm tới Eo Gió, Gềnh Đá Dĩa, Bãi Xép, Đầm Ô Loan…

Điểm đặc sắc khiến Phú Yên trở thành một điểm đến không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên Đán chính là lễ hội truyền thống, những cuộc thi tài đầu xuân rộn ràng, náo nhiệt: Cuộc thi lắc thúng chai, bắt vịt, câu cá, leo cột, đập ấm, kéo co diễn ra vào sáng mùng 6 Tết ở 2 bên bờ sông Tam Giang; Lễ hội chèo thuyền vào sáng mùng 7 Tết; Lễ hội dâng hương đập Đồng Cam vào mùng 8 Tết; Lễ hội đua ngựa Gò Phì Phùng vào mùng 9; Lễ hội chùa Đá Trắng vào mùng 10; Hội thơ Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng trên núi Nhạn… Bắt đầu một năm mới trong không khí tưng bừng, rộn rã như vậy thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không nào!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin