NHỮNG CHIA SẺ “ĐẮT GIÁ” TỪ MADAME HÀ THU THANH VÀ MS. PHẠM THỊ MINH HƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ NHÂN SỰ QUÝ I/2024

“Anh/Chị đã nghe hiểu về ESG chưa?” là một trong những câu hỏi Quiz được đặt ra tại Hội nghị Nhân sự Quý I/2024 của Alphanam Group. Kết quả khảo sát với những thành viên Alphanam có mặt tại hội nghị đã đưa ra những con số thiết thực trong đó có 35% chưa nghe, 40% đã nghe hiểu <30%; 13% đã nghe hiểu >50% và chỉ có 2% đã nghe hiểu trên 70%. Và lớp học được diễn ra cùng những chia sẻ của Madame Hà Thu Thanh Thanh và Ms. Phạm Thị Minh Hương tại Hội nghị Nhân sự đặt ra kỳ vọng người Alphanam sẽ đạt được mục tiêu “100% Đã nghe hiểu>50%” về ESG.

Mở đầu “lớp học”, những thành viên tham dự có mặt tại khán phòng của hội nghị đã được đón xem và cảm nhận clip mang tựa đề “Mother Nature – Mẹ Thiên nhiên”.

Alphanam là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên mà Madame Thanh chia sẻ video clip với tên gọi “Mẹ Thiên nhiên” – được chiếu lần đầu tiên tại cuộc họp bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc vào năm 2018

Thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, nó có thể dung dưỡng chúng ta, cũng có thể bỏ rơi chúng ta. Clip đưa ra những hình ảnh đối nghịch, khi chúng ta nhìn thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên và khi thiên nhiên bị tàn phá, đó là sự lo ngại không hề nhỏ. Và sự “lo ngại” với thiên nhiên vĩ đại sẽ gắn liền với trách nhiệm của con người rất lớn. Trách nhiệm ấy chính là Environmental là một trong 3 yếu tố làm nên ESG – Madame Hà Thu Thanh chia sẻ.

Không còn là phong trào, mà ESG hiện nay được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mỗi doanh nghiệp.

Nói về câu chuyện văn hóa và ESG, Madame Thanh chia sẻ thêm:

Khi nói đến văn hóa, chúng ta nói đến con người. Văn hóa là hành vi đối xử của con người với nhau và cùng nhau ứng xử tại môi trường nơi ta làm việc, nơi ta sống, nơi ta phát triển. Tại Alphanam, văn hóa ESG sẽ trở thành thêm một nét văn hóa nữa.

Cùng tinh thần đột phá và tiên phong, Alphanam với ý tưởng của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải đã đi trước một bước để cùng nhau xây dựng môi trường làm việc tốt nhất. Đó là nơi con người cảm thấy mình có sự phù hợp, đó là nơi mà sự phát triển của chúng ta phù hợp với xu thế, phù hợp với nhu cầu.

– Madame Hà Thu Thanh – Chủ tịch Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam –

KHÁI NIỆM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Để hiểu rõ và có góc nhìn tổng quan, Madame Thanh đã chia sẻ về khái niệm trước đây và hiện tại của phát triển bền vững: “Với khái niệm phát triển bền vững, trước đây, phát triển được coi là tăng trưởng, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước sẽ gọi là phát triển, phát triển bền vững là tăng trưởng liên tục. Ngày nay, tăng trưởng còn được hiểu là tỷ lệ của con số về tài chính, tài sản, thống kê, nguồn lực lao động,…Đằng sau mỗi con số đó đều tạo nên những giá trị tăng trưởng cho doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển bền vững được hiểu với 4 từ khác nhau: phát triển bền, phát triển vững, phát triển bền vững, phát triển vững bền. Và thay vì những con số, thì những yếu tố này sẽ được đo lường bằng những giá trị”.

Hiện nay, phát triển bền vững được định lượng bằng giá trị với 3 trụ cột E-S-G. Và ESG gắn liền với phát triển bền vững”.

Ms. Phạm Hương cũng nhấn mạnh thêm: “ESG gắn liền với phát triển bền vững. Nhưng phát triển bền vững rộng hơn ESG bởi nó yêu cầu phát triển cả các yếu tố về kinh tế trong sự cân bằng với những tác động về môi trường, xã hội và thúc đẩy bởi sự quản trị của công ty“.

Bà Phạm Thị Minh Hương – Phó Giám đốc Dịch vụ Phát triển bền vững và Chống biến đổi khí hậu Deloitte Việt Nam

Đây là 3 trụ cột chính trong thực hành phát triển bền vững:

  • E – Environmental: Trách nhiệm về môi trường
  • S – Social: Trách nhiệm với xã hội
  • G – Governance: Trách nhiệm quản trị

E và S được hiểu là vai trò trách nhiệm đối với môi trường, trách nhiệm đối với xã hội của mỗi chúng ta. G là trách nhiệm quản trị, trách nhiệm tạo dựng văn hóa, trách nhiệm để lại những giá trị để lại cho thế hệ về sau.

Trên cơ sở trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với xã hội, doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ có trách nhiệm – Product Responsibility. Những sản phẩm hay dịch vụ của mình không chỉ mang những giá trị tiêu dùng cho khách hàng, mà còn có những trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng xã hội.

TƯ DUY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong câu chuyện của Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải cùng Madame Hà Thu Thanh với những khái niệm về phát triển bền vững cũng như 3 trụ cột E-S-G:

Chúng ta cần hướng tới tư duy phát triển bền vững để tìm ra được điểm xuất phát, gốc rễ và những nền tảng. Nền tảng đó chính là Quản trị – G. Và tư duy phát triển bền vững bắt đầu từ chữ G”.

– Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải cùng Madame Hà Thu Thanh –

Chúng ta có thể thấy trụ cột G được đánh giá là trụ cột quan trọng và nền tảng để xây dựng nên ESG hướng tới phát triển bền vững tại mỗi doanh nghiệp.

Những chiến lược, những định hướng về phát triển bền vững sẽ được hình thành đầu tiên tại bộ máy quản trị công ty. Quản trị để đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo sự hiệu quả và quản trị cũng giúp đưa ra những định hướng đúng đắn. Với những định hướng quản trị tại trụ cột G sẽ đưa tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp – chữ S, gắn liền với trách nhiệm xã hội. Và trên cơ sở đó hướng tới phát triển kinh tế và có những tác động đến môi trường – chữ E.Ms. Hương chia sẻ

Quản trị có 3 nhóm chính:

  • Quản trị chiến lược: phát triển của doanh nghiệp
  • Quản trị nguồn lực: Nguồn lực con người và nguồn lực tài chính
  • Quản trị văn hóa: đây là nền tảng, là cốt lõi và là giá trị

Và 3 nhóm này luôn có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Khi chúng ta quản trị được chiến lược, trong chiến lược sẽ có những nguồn lực và nguồn lực đó phải dựa trên 1 nền tảng đó là văn hóa.

Madame Thanh nhấn mạnh về tư duy mới của phát triển bền vững:

Vậy với tư duy mới G-S-E: phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ sau này.

Dù đi theo hướng E-S-G hay G-S-E thì chữ S vẫn luôn nằm trung tâm ở giữa, đó là sự kiến tạo nên xã hội và trong xã hội đó có chúng ta, có Alphanam, có Deloitte, có thế hệ tương lai của chúng ta,…

Để phân tích sự liên quan chặt chẽ của 3 yếu tố E-S-G đến phát triển bền vững, Ms. Phạm Hương đã chia sẻ sâu về từng yếu tố:

Các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến Môi trường – Environment

Với chữ E – Môi trường, Madame Thanh có nhắc đến các văn hóa sống xanh “mọi kết quả lớn đều đi từ những hoạt động nhỏ”. Từ những hành động nhỏ như việc sử dụng túi nilon, thải các khí CO2 từ các phương tiện đi lại,…nhưng nó có tác động rất lớn tới môi trường.

Các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến Kinh tế – Economy:

Ngoài việc tăng trưởng kinh tế dựa trên sự cân đối giữa yếu tố kinh tế và tác động tới môi trường xã hội thì sẽ còn một số yếu tố khác liên quan đến phát triển bền vững liên quan đến kinh tế:

  • Chuỗi cung ứng: Khi liên kết với các đối tác, thì mình cũng sẽ có những yêu cầu, tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với định hướng phát triển bền vững
  • Minh bạch: những công bố thông tin như nào để đảm bảo được sự minh bạch. Đồng thời hạn chế những tuyên bố sai lệch
  • Đạo đức: vấn đề này luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
  • Cạnh tranh và thị trường công bằng.

Các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến xã hội – Social Value

Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến các hệ sinh thái xã hội mà con người, cộng đồng phụ thuộc vào, trong hiện tại và tương lai.

  • Cộng đồng
  • Quyền con người
  • Sức khỏe và an toàn: an toàn về thân, tâm, trí tuệ
  • Quyền lao động
Ms. Phạm Hương chia sẻ 3 yếu tố E-S-G liên quan đến phát triển bền vững

KHUNG THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Với khung thực hành phát triển bền vững, Ms. Phạm Hương đưa ra 5 yếu tố mang tinh hệ thống tạo nên khung thực hành phát triển bền vững

  • Quản trị: Các hệ thống và quy trình hướng dẫn việc ra quyết định, đảm bảo trách nhiệm giải trình và xác định vai trò, trách nhiệm trong tổ chức hoặc xã hội.
  • Xây dựng chiến lược, kế hoạch và KPI: Phân tích thị trường và các xu hướng xây dựng chiến lược, tầm nhìn và mục tiêu phát triển bền vững, đánh giá lĩnh vực trọng yếu và tương tác với các bên liên quan
  • Hệ thống hỗ trợ triển khai: gồm có con người, hệ thống quy trình hướng dẫn và hệ thống công cụ để hỗ trợ mình thực hiện chiến lược, kế hoạch trên.
  • Đo lường và thu thập dữ liệu: Cơ chế đảm bảo độ chính xác của dữ liệu và sự rõ ràng của các dòng báo cáo để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  • Giám sát và đánh giá: Các chiến lược và hành động được thiết kế để quản lý và điều chỉnh tiến độ, rủi ro và kết quả của dự án hoặc chương trình một cách hiệu quả

THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Khi nói đến văn hóa doanh nghiệp, văn công ty, văn hóa của Alphanam, giờ đây chúng ta có thêm một văn hóa đó là phát triển bền vững, và một trong những văn hóa phát triển bền vững đó là văn hóa học, hiểu, hành. Và ngày hôm nay chúng ta ngồi tại đây để học và hiểu về ESG để từng bước thực hành nó.

Gắn với việc quản trị văn hóa phát triển bền vững, Madame Thanh đưa ra lộ trình gồm 7 bước:

  • Hiểu về mô hình quản trị ESG
  • Xác định cấu trúc quản trị của HĐQT
  • Tích hợp ESG vào các khía cạnh chiến lược của công ty
  • Nhất quán rủi ro và giám sát ESG
  • Hiểu về mức độ trưởng thành ESG của công ty
  • Giám sát quá trình áp dụng ESG
  • Thực hiện đảm bảo công bố thông tin và truyền thông

Khép lại phần chia sẻ của mình, một lần nữa Madame Thanh nhấn mạnh về tầm quan trọng của chữ G trong ESG “Mỗi chúng ta thực hiện quản trị giá trị của bản thân cũng như của công ty, của nhà Alphanam. Việc thực hiện quản trị đó bằng những tổ hợp hành vi văn hóa, chúng ta tạo ra hiệu ứng của thương hiệu, hiệu ứng của danh tiếng. Từ đó sẽ làm cho chúng ta tin tưởng hơn vào hiệu lực trong việc tuân thủ những quy chế, quy trình và những thủ tục trong quá trình điều hành, quá trình triển khai và thực hiện của các nhiệm vụ“.

Với những chia sẻ, kinh nghiệm, kiến thức, quý báu trong việc triển khai ESG của hai diễn giả tại Hội nghị Nhân sự Quý I/2024 của Alphanam đã góp phần xây dựng nên những nền tảng kiến thức dành cho người Alphanam, văn hóa Alphanam. Những nội dung nền tảng đó có ý nghĩa vô cùng to lớn sẽ giúp Alphanam hiện thực hóa ESG, hướng tới doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất trong tương lai gần.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin