KHÁM PHÁ 21 BÀI HỌC CỦA THẾ KỶ 21

Trong cuốn sách mới nhất của mình, ‘21 Lessons for the 21st Century’, Yuval Noah Harari đã mở ra những vấn đề chính mà chúng ta ngày nay đang phải đối mặt.

Yuval Noah Harari là nhà nghiên cứu lịch sử người Irasel, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng toàn cầu là Sapiens: Lược sử loài người và Homo Deus: Lược sử tương lai. Các tác phẩm của ông lần lượt đưa người đọc đi qua 70.000 năm tiến hóa và phát triển của loài người, sau đó lại vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi giống loài Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu.

Máy tính và robot đã thay đổi ý nghĩa cuộc sống của chúng ta như thế nào? Làm thế nào để đối phó với những tin tức giả mạo? Xung đột sắc tộc và tôn giáo đến khi nào mới kết thúc? Chúng ta cần phải dạy gì cho lũ trẻ?

Đó là những câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra khi đọc được các tin tức trên truyền hình và báo chí ngày nay. Trong cuốn sách sắp ra mắt của mình – 21 Lessons for the 21st Century, Yuval Noah Harari sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan nhất và thực tế nhất về những gì đang diễn ra với nhân loại trong thế kỷ 21.

Trong cuốn sách có chương đề cập đến chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, nhập cư, giáo dục và 15 vấn đề trọng yếu khác. Nhưng tiêu đề của nó lại gây ra sự  nhầm lẫn. Mặc dù bạn sẽ tìm được một vài bài học cụ thể nằm rải rác trong cuốn sách nhưng Harari hầu như lại cố ý chống lại những cách trình bày nội dung theo kiểu tiện dụng. Ông tập trung nhiều hơn đến việc thảo luận và trình bày quan điểm từ góc độ lịch sử và triết học.

Chẳng hạn như, ông tiến hành một thí nghiệm thông minh để nhấn mạnh khả năng đi xa của con người trong việc tạo ra nền văn minh mang tính toàn cầu hoá. Ông nói, bạn hãy tưởng tượng đến những nỗ lực tổ chức một Thế vận hội Olympic vào năm 1016. Đây gần như là điều không thể. Người châu Á, châu Phi và châu Âu không biết người Mỹ đang tồn tại. Thậm chí chẳng quốc gia nào có quốc kỳ hay quốc ca để thể hiện lòng tự tôn dân tộc khi giành chiến thắng trên các đấu trường quốc tế.

Chúng ta hãy luôn ghi nhớ trong tâm trí rằng, trong thời gian tới, bạn phải đương đầu với việc liệu bạn có thể giải quyết một vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hay không. Cuộc cạnh tranh toàn cầu của chúng ta đã có những bước thụt lùi trong hai năm qua nhưng trước đó, chúng ta đã tiến lên phía trước hàng ngàn bước.

Theo Harari, chúng ta nên chia nhỏ vấn đề. Bạn có thể áp dụng chiến lược ba nhánh để chống lại khủng bố và một số bí quyết nhỏ nhằm xử lý các tin tức giả mạo. Nhưng ý tưởng lớn lại là ngồi thiền. Đương nhiên, ông không đề xuất rằng các vấn đề nổi cộm của thế giới sẽ biến mất nếu chúng ta bắt đầu ngồi khoanh chân trên đài hoa sen và tụng kinh. Tuy vậy, ông lại cực lực nhấn mạnh rằng, cuộc sống ở thế kỷ 21 cần đến chánh niệm – hiểu bản thân sâu sắc hơn. Đây là điều rất dễ bị chế giễu nhưng khi ai đó theo học một khoá về chánh niệm và thiền định thì tôi tin rằng, họ sẽ nhận thấy môn học đó thực sự hấp dẫn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin