CÁCH LÀM CHỦ SỰ TRÌ HOÃN

Một ngày làm việc đang dần trôi qua. Trên bàn, chiếc đồng hồ đang tích tắc giục giã. Bạn đang làm việc cật lực để kịp hoàn thành deadline. Bạn vừa làm vừa âm thầm tự trách mình vì đã không bắt đầu nó sớm hơn. Tại sao chuyện này lại xảy ra?

Đã có những giờ đồng hồ rảnh rỗi bạn dành để đọc lại email và kiểm tra mạng xã hội, “chuẩn bị” quá mức, nghỉ giải lao quá nhiều và dành thời gian cho các nhiệm vụ khác mà lẽ ra bạn chưa cần làm vội. Nếu nghe có vẻ quen thuộc với bạn, thì bạn đang mắc phải một triệu chứng của sự trì hoãn.

BẠN CÓ THỂ BƯỚC VÀO “BẪY TRÌ HOÃN” NẾU BẠN:

Để suy nghĩ này xuất hiện: “tý nữa mình làm”

Đổ đầy ngày của bạn với các nhiệm vụ chưa quá gấp gáp.

Để một nhiệm vụ trong “to-do list” quá lâu, mặc dù nó quan trọng thế nào.

Đọc email nhiều lần trong ngày mà không đưa ra quyết định phải làm gì với chúng.

Bắt đầu một nhiệm vụ ưu tiên và sau đó đi pha cà phê.

Dành thời gian của bạn với các nhiệm vụ không quan trọng mà người khác yêu cầu bạn thực hiện, thay vì tiếp tục với các nhiệm vụ quan trọng đã có trong danh sách của bạn.

Chờ đợi dai dẳng để có “tâm trạng phù hợp” hoặc chờ “thời điểm thích hợp” để giải quyết nhiệm vụ.

TRÌ HOÃN CÓ GIỐNG NHƯ LƯỜI BIẾNG?

Trì hoãn thường xuyên bị hiểu lầm là lười biếng, nhưng sự thật là chúng hoàn toàn khác nhau.

Trì hoãn là một hành động tích cực hơn – bạn chọn làm một việc khác thay vì nhiệm vụ mà bạn biết bạn nên làm. Ngược lại, sự lười biếng cho thấy sự thờ ơ, không hoạt động và không sẵn sàng hành động.

Thói quen này thường liên quan đến việc bỏ qua một nhiệm vụ khó khăn, nhưng có thể quan trọng hơn, cho một nhiệm vụ thú vị hơn hoặc dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn nhượng bộ trước sự cám dỗ này thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu chúng ta trì hoãn trong một thời gian dài, chúng ta có thể trở nên mất hứng thú và “vỡ mộng” với công việc của mình.

NHỮNG CÁCH KHẮC PHỤC TRÌ HOÃN

Giống như những thói quen, trì hoãn cũng có thể loại bỏ bằng cách rèn luyện. Theo dõi những bước hiệu quả bên dưới để có thể “xử lý” và ngăn chặn “cái bẫy” này nhé:

BƯỚC 1: Ý THỨC

Có một mô hình nhận thức gọi là ABCDE mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Mô hình này được nhà tâm lý học người Mỹ Ellis tạo ra. Đây là một phương pháp hữu ích có thể giúp bạn vượt qua thói quen trì hoãn.Vậy mô hình này sẽ giúp ta vượt qua thói quen trì hoãn như thế nào?

A (aversive hoặc activating): sự việc phát sinh

B (believe): suy nghĩ của bạn đối với sự việc đó

C (consequence): kết quả

D (disputing): tự nhìn nhận lại vấn đề

E (effect): hiệu quả

VÍ DỤ:

A – một nhiệm vụ có deadline vào thứ 3 tuần sau

B – cách nghĩ của bạn: “Đợi đến thứ 2 tuần sau hãy làm”.

C – kết quả cho suy nghĩ ấy: “Đến thứ 3 tuần sau tuy hơn gấp nhưng mình có đến một ngày để hoàn thành mà”.

D – chất vấn lại “tại sao phải đợi đến thứ 3 tuần sau?”, “đợi đến thứ 3 tuần sau tốt chỗ nào?”, “làm như vậy không phải mình càng lo lắng hơn sao?”.

E – kết quả giả định: “Sao phải trì hoãn đến tận thứ 3? Bây giờ làm thì chỉ mất 3 tiếng là xong. Làm sớm xong sớm không phải là sẽ nhẹ nhõm hơn ư.”

-> Như vậy, B mới sẽ ra đời.

BƯỚC 2 : HÀNH ĐỘNG

Hành động là cách khắc phục sự trì hoãn hiệu quả nhất.

Bạn cần hiểu lý do tại sao bạn chần chừ trước khi bạn có thể bắt đầu giải quyết nó. Chẳng hạn, bạn đang lảng tránh nhiệm vụ ưu tiên vì nó nhàm chán hoặc khó chịu? Nếu vậy, hãy thực hiện các bước để nhanh chóng thoát khỏi nó, để bạn có thể tập trung vào các khía cạnh công việc mà bạn thấy thú vị hơn.

Tổ chức kém có thể dẫn đến sự trì hoãn. Hãy lập ra danh sách việc cần làm và tạo lịch trình hiệu quả. Những công cụ này giúp bạn sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo mức độ ưu tiên và thời hạn.Hành động: hãy giải quyết các nhiệm vụ ngay khi chúng phát sinh, thay vì để chúng tích tụ trong một ngày khác.

BƯỚC 3: ĐIỀU CHỈNH

Hãy tránh những chuyện lặt vặt làm phân tán sự chú ý của bạn: xem điện thoại, ăn vặt… Hãy tha thứ cho bản thân vì những sự trì hoãn trong quá khứ: bạn có thể điều chỉnh lại tâm trạng của mình, ví dụ như dành ra 5 phút để tĩnh tâm. Các nghiên cứu cho thấy, tự tha thứ có thể giúp bạn cảm thấy tích cực hơn và giảm khả năng trì hoãn trong tương lai.Bên cạnh đó chúng ta cũng cần dùng đến những biện pháp tâm lý như ngồi thiền để thiết lập sự nhẫn nại và sự bền bỉ. Khi nhẫn nại và bền bỉ đã được nội tâm hóa thành tính cách, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình dường như đạt đến một “cảnh giới” khác.

BƯỚC 4: CHẤP NHẬN BẢN THÂN

Bạn cần cho mình một vài đánh giá tích cực, nhìn thấy sự tiến bộ mỗi ngày đồng thời không ngừng khích lệ bản thân. Lúc này, bạn sẽ nhận ra mỗi sự nỗ lực của mình đều mang lại hiệu quả. Bạn có thể làm được. Hãy một lần nghĩ rằng, mình có thể làm được một điều gì đó có vẻ khó.

Hãy tự hứa với mình một phần thưởng: Nếu bạn hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn đúng hạn, hãy tự thưởng cho mình một món quà, ví dụ một chiếc túi xách từ thương hiệu bạn yêu thích, hay một bữa ăn thỏa thích với các “món tủ” của bạn.

Một cách khác là nhờ ai đó “kiểm tra” bạn, tạo ra áp lực để thúc đẩy tinh thần.

BƯỚC 5: HIỆN THỰC HÓA

Nếu bạn vượt qua được sự trì trệ và chủ động mọi thứ theo đúng kế hoạch, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn toàn khác. Tự mình hiện thực hóa có nghĩa là bạn hoàn toàn tự do làm chủ thời gian của mình. Lúc đó bạn sẽ không bị phân tâm bởi những điều nhỏ nhặt mà hoàn toàn đặt trọn thời gian vào những việc quan trọng.




Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin