[BẠN HỎI – BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRẢ LỜI] – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, an toàn trên không gian mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào Internet để học tập, làm việc, giao tiếp và mua sắm, việc bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Với sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và nhiều hình thức giải trí thu hút như hiện nay, nhiều người do chưa có nhận thức vững vàng, trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi những thông tin độc hại trên Internet. Chính vì vậy, an toàn trên không gian mạng không chỉ đơn thuần là một vấn đề về công nghệ, mà còn là sự hưởng ứng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số quốc gia trên các lĩnh vực an toàn an ninh mạng.

Tháng 9 vừa qua, Ban Marketing & Truyền thông phối hợp cùng Ban Công nghệ Thông tin Alphanam đã có chuỗi bài viết với chủ đề “An toàn trên không gian mạng”, với mục tiêu tao ra một môi trường Internet an toàn cho người Alphanam và nâng cao nhận thức của các thành viên về các vấn đề bảo mật trên không gian mạng. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến an toàn trên không gian mạng quá rộng, những hình thức lừa đảo hiện nay ngày càng tinh vi và nguy hiểm, bởi vậy chúng tôi xin gửi đến gia đình Alphanam bài đăng Hỏi – Đáp. Ban Công nghệ Thông tin đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi của gia đình Alphanam, xin mời các Anh, Chị comment những thắc mắc của mình ngay tại bài đăng này.

PHẦN HỎI – ĐÁP:

This Post Has 15 Comments

  1. Nguyễn Lụa

    Hiện nay, một ngày tôi bị rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến, có lúc là đối tác, khách hàng, có lúc lại là những cuộc điện thoại lừa đảo hoặc mời chào dịch vụ này nọ mà tôi chưa từng đăng ký. Vậy làm thế nào để tôi có thể xác định được đâu là số ảo, đâu là số thật?

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Chào Lụa,
      Là một người thường xuyên nghe gọi các cuộc gọi đến thì bạn nên chủ động tiếp nhận thông tin chậm lại đề sàng lọc và nắm bắt thông tin.
      Các số điện thoại có dịch vụ quảng cáo thì mỗi sau cuộc gọi có tin nhắn thông tin quảng cáo. Nên Lụa có thể nhắn tin từ chối.
      Nhắn tin phản ứng các tin nhắn, cuộc gọi rác theo trang web: https://thongbaorac.ais.gov.vn/

  2. Phong

    Trong những trường hợp mua bán các sản phẩm số như e-voucher, vé máy bay trên mạng, làm thế nào để tránh bị lừa đảo?

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Chào Phong cám ơn câu hỏi hay mà ai cũng đang thường xuyên sử dụng.
      1. Bạn nên mua sắm qua các đại lý vé được ủy quyền chính hãng.
      2. Qua các đại lý bán qua facebook, web nên đọc kỹ các thông tin là lịch sử hoạt động.
      3. Nhận diện được các địa chỉ trang web có ký tự lạ bất thường.
      Thường xuyên cập nhập thông tin an toàn thông tin để phòng tránh.
      https://khonggianmang.vn/

  3. Hà Khánh Linh

    Hiện nay việc mua sắm online đang rất phổ biến. Tôi cần cung cấp thông tin cá nhân và STK ngân hàng để giao dịch trên các sàn này. Làm thế nào để tránh việc lừa đảo do rò rỉ thông tin?

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Bạn hãy thường xuyên đổi mật khẩu và sử dụng mật khẩu mạnh 8-16 kí tự, bao gồm chữ, số, hoa, thường.
      Thường xuyên update hệ điều hành, app phần mềm vá lỗi hệ thống.
      Tìm hiểu kỹ các địa chỉ trang web chính thống có lịch sử rõ nguồn gốc.
      Khi giao dịch hạn chế dùng wifi công cộng, sử dụng 4G điện thoại của bạn.
      Theo dõi lịch sử giao dịch.
      Cài phần mềm xác thực mật khẩu OTP.
      Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn bảo mật chính ngân hàng bạn đang sử dụng.
      Chúc bạn giao dịch an toàn!

  4. A.Q

    Đã có hình phạt nào dành cho người cố tình lừa đảo qua mạng hay chưa?

  5. MR T

    Đối với hệ thống CNTT phát triển như hiện nay. Làm thế nào để tránh việc mất thông tin,bị bán thông tin cho các cá nhân tổ chức lừa đảo.
    Khi đã bị mất, bị bán thông tin rồi thì các xử lý như thế nào để tránh rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Đầu tiên, Không cung cấp thông tin của bạn cho những cá nhân hoặc tổ chức mà bạn không biết họ sẽ làm gì với thông tin cá nhân của mình và nếu cần thì hãy chỉ cung cấp thông tin cá nhân một cách tối thiểu.
      Việc lộ lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng hiện nay là khó tránh khỏi. Tuy nhiên ta có thể phòng tránh các hình thức lừa đảo bằng các tuân thủ nguyên tắc 4 không, 2 phải:
      4 không
      1. Không sợ: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân, thông báo có liên quan đến các vụ việc, vụ án…
      2. Không tham: Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”…
      3. Không kết bạn với người lạ: Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen, mời tham gia các hội nhóm mà không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, trao đổi, tham gia; không được cung cấp thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng.
      4. Không chuyển khoản: Khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo.
      2 phải
      1. Phải thường xuyên cảnh giác: Chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội…
      2. Phải tố giác ngay với Công an khi có nghi ngờ: Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.

  6. Thành Công 77

    Làm thế nào để các nhà mạng không bán thông tin cá nhân cơ bản của mình cho những bên thứ 3 (những bên chuyên đi quảng cáo, tư vấn chứng khoán, lừa đảo, spam,….) và làm thế nào để chặn hết các tin nhắn hay cuộc gọi spam khác vĩnh viễn

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào về việc nhà mạng bán thông tin cá nhân của khách hàng cho bên thứ 3.
      Có 1 số phương pháp hiệu quả để tránh các cuộc gọi, tin nhắn rác như sau:
      – Sử dụng Dịch vụ hỗ trợ quản lý danh sách không quảng cáo của Cục ATTT, Bộ TTTT tại địa chỉ : https://khongquangcao.ais.gov.vn/
      – Sử dụng các phần mềm chặn cuộc gọi rác trên điện thoại, ví dụ: Truecaller
      Bạn có thể kết hợp cả 2 phương pháp trên để đạt tối đa hiệu quả chặn cuộc gọi, tin nhắn rác

  7. Quỳnh Anh

    Liệu các ứng dụng chặn cuộc gọi & tin nhắn rác (như Truecaller) có thể đảm bảo tối đa hiệu quả chặn cuộc gọi và tin nhắn rác không?

    1. BAN CNTT ALPHANAM

      Các phần mềm chặn cuộc gọi & tin nhắn rác đều hoạt động theo cơ chế dựa vào cộng đồng người dùng báo cáo các số điện thoại lừa đảo hoặc quảng cáo không mong muốn. Từ đó, các ứng dụng cập nhật cơ sở dữ liệu và cải thiện khả năng nhận diện cuộc gọi/tin nhắn rác. Vậy nên vẫn có thể sẽ có những số điện thoại chưa được nhiều người dùng báo cáo trước đó thực hiện cuộc gọi rác đến cho bạn, nhưng ứng dụng như Truecaller không thể ngăn chặn.

  8. 📯 You got a transaction from our company. GET >>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=39196190eec60f9ff196f95477c884de& 📯

    fqbge3

Trả lời

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin