Kim Ngân | Thứ 7, ngày 28/12/2024 - 08:03
Phát biểu tại sự kiện “Alphanam ¼ thế kỷ”, Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải xúc động chia sẻ: “Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có gia đình, có bạn bè, và có Alphanam”. Mỗi khi nhắc về những câu chuyện mà tưởng chừng như đã xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, về “văn hóa gia đình”, về điều gọi là “Alphanam trong tim mỗi người”, ánh lên trong mắt Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải vẫn luôn là sự tự hào vô hạn. Hành trình hơn ¼ thế kỷ phát triển bền vững của Alphanam là thành quả của sự gắn kết, yêu thương, coi trọng “trí tuệ tập thể” và luôn nỗ lực hết mình để không phụ sự kỳ vọng của Chủ tịch.
Phát biểu tại sự kiện “Alphanam ¼ thế kỷ”, Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải xúc động chia sẻ: “Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có gia đình, có bạn bè, và có Alphanam”. Mỗi khi nhắc về những câu chuyện mà tưởng chừng như đã xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, về “văn hóa gia đình”, về điều gọi là “Alphanam trong tim mỗi người”, ánh lên trong mắt Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải vẫn luôn là sự tự hào vô hạn.
Hành trình hơn ¼ thế kỷ phát triển bền vững của Alphanam là thành quả của sự gắn kết, yêu thương, coi trọng “trí tuệ tập thể” và luôn nỗ lực hết mình để không phụ sự kỳ vọng của Chủ tịch.
Chủ tịch luôn muốn người Alphanam phát huy và vận dụng “Trí tuệ tập thể” trong công việc. “Trí tuệ tập thể” được hiểu như thế nào để đúng nhất với cụm từ này, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải: Bản thân mỗi một con người đã là sự khác biệt. Khi tập hợp được nhiều sự khác biệt sẽ tạo được những giá trị lớn hơn, vậy nên đó là trí tuệ tập thể. Trí tuệ tập thể mang lại nhiều lợi ích:
Đầu tiên: Đem lại nhiều ý tưởng mới hơn, bởi mỗi một con người có sự sáng tạo của riêng mình.
Thứ hai: Nhiều người thì sẽ có cách nhìn nhận vấn đề rộng hơn, bao quát hơn, sâu hơn.
Và cuối cùng: Khi có nhiều người, sẽ lường trước được nhiều tình huống hơn để quản trị được rủi ro.
Nếu như đoàn kết lại, lắng nghe nhau và cùng phân tích thì sẽ có một tập thể sáng tạo hơn, nhìn rộng hơn và quản trị rủi ro tốt hơn. Tôi nghĩ “trí tuệ tập thể” có thể áp dụng ở bất kỳ đâu chứ không riêng gì ở Alphanam.
Tại sao lại là “Trí tuệ tập thể”, chứ không phải là một cách vận hành khác, điển hình như khuyến khích “trí tuệ cá nhân”, mỗi người tự mình động não để phát huy và tự nâng tầm trí tuệ rồi đóng góp cho mục tiêu chung? Liệu rằng có cách nào dung hòa được giữa hai cách thức này hay không thưa Chủ tịch?
Trí tuệ tập thể là bao gồm của nhiều trí tuệ cá nhân cộng lại. Để nói về sự đoàn kết, ngay từ ban đầu nguyên tắc của Alphanam đã có câu “Đoàn kết là sức mạnh”, làm việc với lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, coi trọng sự đa dạng của từng cá nhân và bản sắc của từng địa phương.
Để đoàn kết được thì đầu tiên là phải tôn trọng lẫn nhau, đó là yếu tố then chốt. Thứ hai là phải tin rằng, điểm mạnh của người này là điểm yếu của người kia và ngược lại, để khi hợp tác đoàn kết với nhau thì cả hai sẽ cùng mạnh. Nếu tin vào điều đó thì dứt khoát sẽ đoàn kết. Nhưng nếu chỉ nhìn vào điểm yếu của nhau thì sẽ không bao giờ đoàn kết được. Khi chúng ta nhìn những con người xung quanh, nhìn đội nhóm của chúng ta, chúng ta sẽ nhìn thấy điểm mạnh của nhau để dựa lưng vào nhau. Nếu chỉ nghĩ đến điểm yếu của nhau thì chắc chắn sẽ tan rã, đơn giản là như vậy.
Có một thực tế là nếu đầu việc nào cũng “tập thể” thì liệu có rơi vào tình trạng không ai dám quyết định và cũng coi đó không phải là trách nhiệm của riêng mình. Vậy lúc nào thì nên vận dụng trí tuệ tập thể, lúc nào cần đến trí tuệ cá nhân, thưa Chủ tịch?
Đây là một câu hỏi rất hay. “Trí tuệ tập thể” không phải là câu chuyện để phản bác trí tuệ cá nhân. Chúng ta dùng cụm từ “trí tuệ tập thể”, nhưng vẫn phải có “vai trò cá nhân”, 2 yếu tố này luôn song hành với nhau. Trí tuệ thì tập thể, nhưng vai trò thì cá nhân, cá nhân vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Đấy là bản lĩnh của người làm lãnh đạo. Lắng nghe là một chuyện, ra quyết định là câu chuyện khác. Nếu trí tuệ tập thể mà không có vai trò của cá nhân thì rất dễ rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, nên vẫn rất cần các cá nhân với nhiều vai trò khác nhau.
Dù ở vai trò là một lãnh đạo, một cán bộ quản lý hay một cán bộ nhân viên thì vẫn cần phải lắng nghe và đưa ra quyết định. Người giỏi là người biết lắng nghe và biết đưa ra quyết định cuối cùng. Chỉ biết lắng nghe mà không quyết định cũng không được, nhưng chỉ biết đưa ra quyết định mà không biết lắng nghe thì cũng rất dễ phạm sai lầm.
Tinh thần “Không lùi bước” gần đây được các kênh truyền thông nội bộ của Alphanam nhắc đến với tần suất khá lớn. Theo quan điểm của Chủ tịch thì như thế nào là “không lùi bước”?
“Không lùi bước” bắt đầu từ thái độ của chính bản thân mỗi người. Đó là thước đo về sự tự tin của chúng ta, và cũng là thước đo niềm tin thuộc về phía tương lai. Mình không tin mình là lùi bước ngay (cười). Còn nếu tin rằng mình làm được thì nhất định sẽ cố gắng và nỗ lực, nên tôi dùng từ “thái độ” là vì thế. Nếu tự khinh thường mình thì sẽ lùi, nhưng tự thấy kiêu hãnh về mình thì khó mấy cũng vượt qua, còn thời gian thì sẽ làm được và làm đến cùng. Tôi luôn tư duy đơn giản hóa sự phức tạp nên mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu. Nếu mình nghi ngờ bản thân thì sao mà dám tiến bước?
Khi hình dung về lãnh đạo cấp cao của một tập đoàn, nhiều người sẽ nghĩ đến hình tượng một chairman “đứng trên cao” và xa lạ với nhiều người. Nhưng Chủ tịch thì ngược lại, sự gần gũi, cởi mở của ông dường như là “hạt mầm” cho văn hóa gia đình tại Alphanam?
Alphanam chọn màu sắc của văn hóa gia đình, từ đó sẽ dẫn dắt đến tất cả hành động. Đầu tiên, về tuổi tác thì đúng thật tôi là chú, là anh của rất nhiều người (cười). Nói về đối nhân xử thế, đã gọi là công ty gia đình thì mỗi nhân viên là một thành viên trong gia đình, hành xử với nhau như những người trong gia đình. Gia đình là gì? Sai thì khuyên bảo, dạy dỗ chứ không bỏ nhau, vì gia đình thì không bỏ được. Nói đến gia đình là nói đến tròn méo như thế nào cũng gắng bảo ban nhau để mỗi ngày tốt lên, hỗ trợ lẫn nhau, thay đổi dần từng ngày.
“Gia đình” không phải là gia đình của riêng tôi, mà Alphanam là gia đình với nhau. Nơi đó có trách nhiệm, có tình thương yêu và gắn kết đường dài. Alphanam khác những chỗ khác, có thể ở một số nơi tình cảm đồng nghiệp chỉ là quan hệ xã giao đơn thuần. Nhưng Alphanam được xây dựng là một tổ chức có sự chia sẻ ngọt bùi, đắng cay. Không phải đến đi làm, xong việc rồi về. Người Alphanam bảo ban nhau, hiểu nhau, chia sẻ với nhau những thuận lợi, khó khăn, có thử thách thì cùng chìa tay hỗ trợ lẫn nhau. Đó là sự lựa chọn của Alphanam.
Ví dụ, văn hóa Mỹ thuộc nền kinh tế thị trường, nói với nhau bằng khách hàng nội bộ, thước đo là giá trị sản phẩm. Alphanam không khác được, vận động xã hội bắt buộc phải như vậy, nhưng trong đó sẽ có một chút Á Đông của văn hóa Nhật Bản – sự gắn bó bền vững. Văn hóa của Alphanam là văn hóa kết hợp giữa Nhật và Mỹ.
Ngày tôi còn đi học gần 30 năm trước, tôi đã học về văn hóa Nhật, văn hóa Mỹ, cách dùng người của hai nước Nhật và Mỹ. Tôi đã trăn trở từ lúc đó về việc chọn mô hình nào trong việc đối nhân xử thế. Nhớ lại thời gian trước đây, Tết nào Ban Lãnh đạo tập đoàn cũng đến nhà 100% nhân viên để chúc Tết. Về sau số lượng trở nên đông quá, hơn nữa hiện tại văn hóa chung cũng đã thay đổi, việc nhắn tin chúc Tết trở nên phổ biến. Nhưng cái gì cố gắng được thì cứ thực hiện, luôn cần phải có những hành động mang tính chia sẻ giữa người Alphanam với nhau.
Tôi muốn nói về một điển hình của “tôn trọng sự khác biệt”. Anh Bùi Hoàng Tuấn đã gắn bó cả cuộc đời với Alphanam, tuy nhiên như bạn thấy đấy, tôi và anh ấy là hai tính cách hoàn toàn khác nhau, nhưng khi dựa vào nhau thì có thể trở thành mạnh. Anh ấy luôn là cánh tay phải của tôi trong suốt hơn 25 năm nay. Nguyên nhân tạo ra sự đoàn kết là tập trung nhìn ra điểm mạnh của nhau, nếu như biết điểm yếu thì sẽ nghĩ cách để bù lấp, nhờ vậy người đó sẽ cảm thấy luôn có một chỗ dựa đằng sau. Vậy là gắn kết! Khi đã thành chỗ dựa của nhau thì luôn luôn dễ gắn bó.
Một câu nói Chủ tịch từng chia sẻ trên truyền thông, đó là “Tôi chuyển giao không phải để về hưu, mà để bắt đầu thực hiện những giấc mơ khác của mình!”. “Giấc mơ” đó có phải là những điều Chủ tịch ấp ủ từ thời trẻ nhưng đến bây giờ mới có thể thực hiện?
Việc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ kia của Alphanam không phải để làm cho nhiều tiền lên, mà cần phải giữ tinh thần doanh nhân. Khi chuyển giao lại cho Minh Nhật và Ngọc Mỹ, “tinh thần doanh nhân” là mong muốn của tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà giáo, bố mẹ tôi là nhà giáo. Trong dòng máu của người Á Đông và người Việt Nam luôn nghĩ về cội nguồn. Tôi không phải là ngoại lệ, tôi tự hào về bố mẹ, nhưng không làm được gì để nối nghiệp bố mẹ nên chưa thấy thanh thản. Có thể cái nọ hỗ trợ cái kia, kinh doanh và nghề nhà giáo là hai phạm trù khác nhau, nhưng không thể nào làm tốt cả hai thứ được. Chuyển giao xong rồi, tôi có nhiều thời gian để bắt đầu nghĩ phải làm cái gì đó để mình được trả ơn bố mẹ và không còn cảm thấy áy náy.
Tôi nghĩ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng mới là đi dạy. Nhiều người nhận xét tôi là “thầy” của họ, vì tôi “dạy” bằng nhiều hình thức khác nhau. Tôi dẫn dắt được những người xung quanh mình thì đó cũng là dạy rồi. Tôi tham gia vào Hội đồng Quản trị nhiều nơi, mang kiến thức của mình chia sẻ cho những người khác. Đó là những “giấc mơ” đã ấp ủ của tôi.
Nói thêm một chút, có một thực tế là những người dù đã rời Alphanam nhưng vẫn giữ hình ảnh Alphanam ở trong tim. Vào dịp ngày lễ hay ngày sinh nhật, tôi nhận được rất nhiều lời chúc của những nhân viên cũ. Rõ ràng, Alphanam luôn trong tim họ. Đó là lý do tại sao tôi rất thích bài hát “Alphanam trong tim ta”. Tôi nghĩ điều đó chạm đến giá trị lớn nhất mà Alphanam làm được, đó là mặc dù đã đi rồi, nhưng Alphanam vẫn luôn trong trái tim họ.
Hiện tại, tôi biết rằng có nhiều người được trả lương gấp đôi cũng không rời đi, đó cũng là sự thành công bởi họ coi Alphanam chính là “Ngôi nhà thứ hai”. Trong văn hóa gia đình, ngoài yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì cần có niềm tin vào nhau. Người trong gia đình mới tin cậy lẫn nhau, mới chia sẻ, cởi mở với nhau. Đó là giá trị của một gia đình!
Ước mong lớn lao của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải là tạo dựng một Alphanam mang phong cách riêng cả trong văn hóa nội bộ và trên thương trường. Để chuẩn bị cho sự tiếp nối của một thế hệ Alphanam đầy tiềm năng, mở cánh cửa hội nhập cùng thế giới, Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải luôn mong muốn tập thể đoàn kết, thấu hiểu lẫn nhau, vì nhau mà cố gắng.
Chúc mừng sinh nhật Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải! Chúc Chủ tịch nhiều sức khỏe, luôn căng tràn nhiệt huyết để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp và cuộc sống! Đại gia đình Alphanam đang nỗ lực hết sức mình để tiếp tục dựng xây niềm tự hào Alphanam, gắn cùng niềm tự hào của Việt Nam để phát triển bền vững và trường tồn, không phụ sự kỳ vọng của Chủ tịch!
Gia đình Alphanam cảm ơn Chủ tịch vì những đóng góp không ngừng nghỉ trong suốt chặng đường hơn 1/4 thế kỷ cho sự thịnh vượng của Tập đoàn!
Post Views: 10